---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Ba Tra Lị Phất
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Hay Ba-tra-li-phất, Ba-tra-lị-tử, Ba-tra-li-tử, hoặc Ba-liên-phất (Pataliputra), tức thành Hoa-thị, kinh đô của vương quốc Ma-kiệt-đà từ thời vua A Xà Thế (xem mục “Vương Xá”), nằm ở tả ngạn sông Hằng, nay là thành phố Patna. “Pata-liputra” nguyên là tên của một loại cây; nhân vì thành này có rất nhiều loại cây ấy, cho nên được đặt tên như vậy. Vì có mộng thôn tính nước Bạt-kì và bành trướng cương vức nước Ma-kiệt-đà ra khắp vùng Trung-Ấn, vào những năm cuối cùng của cuộc đời đức Phật, vua A Xà Thế (con của vua Tần Bà Sa La, thuộc vương triều Tây-tô-nạp-da) đã cho xây đắp thành Hoa-thị này. Sau khi đức Phật nhập diệt được 3 năm, ông đã đánh chiếm nước Bạt-kì, đem sáp nhập vào Ma-kiệt-đà, rồi thiên đô từ thành Vương-xá về thành Hoa-thị. Về sau, vua A Xà Thế đã bị con mình là thái tử Udayabhadda giết chết để soán ngôi. Ông vua mới này lại dời kinh đô đến thành Câu-tô-ma (Kusuma-pura), cách thành Hoa-thị khoảng 3 dặm về phía Tây.
Gần 50 năm sau thì vương triều Tây-tô-nạp-da (Saisu-naga) của vua Tần Bà Sa La bị dân chúng truất bỏ, thay thế bằng vương triều Nan-đà (Nanda), và kinh đô của nước Ma-kiệt-đà lại được dời về thành Hoa-thị như cũ. Đến cuối thế kỉ thứ 4 tr. TL, vua Chiên Đà La Cấp Đa (Candragupta) đã thống nhất toàn vùng Bắc và Trung Ấn-độ, sáng lập vương triều Khổng-tước (Maurya), cũng đặt kinh đô tại thành này, thi hành chế độ trung ương tập quyền lần đầu tiên trong lịch sử Ấn-độ. Vua đời thứ ba của vương triều này là A Dục, đã cho xây cất chùa Kê-viên (Kukkutarama) ở phía Đông-Nam của thành này, rất đông các bậc cao tăng danh đức đã được thỉnh về cư trú tại đây. Nhà vua cũng đã cho xây chùa A-dục-vương (Asokarama) ở phía Tây của thành này, và năm thứ 17 từ ngày tức vị, nhà vua đã cung thỉnh tôn giả Mục Kiền Liên Tử Đế Tu làm thượng thủ, cùng 1.000 vị trưởng lão tụ hội tại chùa này để cử hành đại hội kết tập thánh điển lần thứ ba. (Người viết thấy cần ghi thêm điều này: Những chi tiết về hai ngôi chùa Kê-viên và A-dục-vương trên đây đã được lấy từ Phật Quang Đại Từ Điển, mục “Hoa Thị Thành”; nhưng ở mục “A Dục Vương Tự”, cũng trong bộ từ điển này, lại ghi là: “Chùa A-dục-vương tức là chùa Kê-viên, vì chùa Kê-viên do vua A Dục kiến tạo, cho nên Phật giáo Nam-truyền gọi là chùa A-dục-vương.” Rồi ở mục “Kê Viên Tự”, bộ từ điển này lại nói về địa điểm cử hành cuộc kết tập kinh điển kì ba là chùa Kê-viên. Vậy người viết xin ghi rõ ra đây để quí vị học giả cứu xét.)
Từ đó, thành Hoa-thị không những đã trở thành một trung tâm chính trị, mà còn là một trung tâm Phật giáo quan trọng của Ấn-độ. Ở tất cả các hướng chung quanh thành, vua A Dục đã xây nhiều ngôi tháp lớn, cùng dựng nhiều trụ đá để khắc ghi các pháp sắc của nhà vua. Theo Đại Đường Tây Vực Kí, các vị Bồ-tát luận sư như Mã Minh (Asvaghosa – thế kỉ thứ 2 TL), Long Thọ (Nagarjuna – cuối thế kỉ 2 đầu thế kỉ 3 TL), Đề Bà (Kana-deva, tức Thánh Thiên – thế kỉ 3), v.v... đều từng đặt cơ sở hành đạo tại thành này, và từng khuất phục rất nhiều ngoại đạo. Thế kỉ thứ 7, khi pháp sư Huyền Trang đến đây thì thành này đã bị hoang phế. Tương truyền, ở phía Bắc thành có tảng đá lớn in dấu chân Phật, có pháp tòa của bốn đức Phật đời quá khứ, có căn nhà đá lớn; phía Nam thành có ngọn đồi đá cùng năm ngôi tháp; phía Đông-Nam có ngôi tháp lớn A-ma-lạc-già; phía Tây-Bắc có tháp chuông, có chỗ ở cũ của bà la môn Quỉ Biện (người ngoại đạo danh tiếng, đối địch với Bồ-tát Mã Minh, và đã bị Bồ-tát hàng phục). Năm 750 xảy ra trận lụt lớn, nước sông Hằng dâng cao, cuốn trôi hầu hết vết tích của cổ thành này.
Ragu Đậu Khoai Lang Chay     Khoai Tây Viên Nấm     Bồ Tát Hàng Ma     Người Nghèo Đốt Áo     Mơ Gặp “Ma”     Bánh Giò Chay     Ý Thiền Trong Một Chén Trà     Mở Bày Ngộ Tri Kiến Phật Khai Thị Ngộ Nhập Phật Tri Kiến     Người mất rồi thì nhất định phải ‘trả thọ sanh kinh’ không?     Không lầm về nhân quả     




















































Pháp Ngữ
Chỗ anh em, họ hàng xào xáo,
Chỉ vì không chu đáo tiền nong.
Khi niềm vui rộn rã lòng,
Phải nên đề phòng sẽ gặp lo âu.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,758,918